SONY DSC

Thông số khuôn ép nhựa ở đây là những thông tin cơ sở của một bộ khuôn như:

  • Kích thước khuôn
  • Vật liệu làm khuôn
  • Kết cấu khuôn
  • Khoảng mở lấy sản phẩm
  • Khoảng đẩy pin…Khóa

2. TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ KHUÔN TRƯỚC KHI THIẾT KẾ?

Những thông tin này là giống như phần khung sườn của bộ khuôn. Khi xác định được các thông số này thì người thiết kế sẽ không bị mất phương hướng trong quá trình thiết kế khuôn ép nhựa từ đó dễ dàng hoàn thiện được bộ khuôn trong thời gian nhanh nhất và tránh phát sinh lỗi thiết kế. Kích thước khuôn, khoảng mở lấy sản phẩm, khoảng đẩy pin phải tương ứng với máy ép. Tổng trọng lượng của sản phẩm và đuôi keo phải tương ứng với khối lượng 1 lần bơm của xilanh. Vật liệu làm khuôn phải đảm bảo với độ bền của khuôn…

Quảng cáo

(*) Dựa vào các thông số của layout (bản vẽ thông số kỹ thuật khuôn), chúng ta tiến hành chọn lựa kích cỡ khuôn và loại khuôn thích hợp theo tiêu chuẩn Futaba. Phần này sẽ được hướng dẫn chi tiết hơn trong bài viết sau.

3. CHỌN KẾT CẤU KHUÔN

3.1. Khuôn 2 tấm

3.2. Khuôn 3 tấm

4. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

a/ Cấu tạo khuôn 2 tấm, cấu tạo khuôn 3 tấm.
b/ Cấu tạo khuôn ép nhựa [P3] – Chức năng các thành phần trong khuôn nhựa.

5. KIỂM TRA THÔNG SỐ MÁY ÉP

Mục đích của việc làm khuôn là để gia công ép nhựa. Và mục đích của công việc thiết kế là tính toán để việc làm khuôn khả thi. Để thực hiện được điều đó thì người thiết kế cần kiểm tra các thông số của máy ép để khuôn làm ra có thể sử dụng được. Bài viết này liệt kê một số thông số quan trọng của máy ép nhựa mà người thiết kế phải tìm hiểu trước khi thiết kế.

5.1. Kích cỡ Base (vỏ khuôn) phải phù hợp

Khoảng cách Tie Bar, độ dày Max và Min của khuôn, khoảng mở khuôn lớn nhất (Daylight).

※ Ví dụ ta chọn máy ép 130 tấn của Tosiba có các thông số sau sẽ liên quan đến kích thước của Base.
+ Độ dày Min: 180mm (Nếu nhỏ hơn kích thước này thì máy ép không thể set được)
+ Độ dày Max: 550mm (Nếu lớn hơn kích thước này thì máy ép không thể set được)
+ Khoảng mở khuôn tối đa (Daylight): 950mm (trường hợp khuôn 3 tấm ta nên cẩn thận kích thước này, vì khuôn 3 tấm sẽ có thêm khoảng mở để lấy runner, rất nhiều trường hợp phải đổi sang máy lớn hơn vì khoảng mở tối đa của máy không phù hợp)
+ Khoảng các Tie bar: 510mm x 460mm (Kích thước Base nếu lớn hơn sẽ không thể cho vào máy loại này được.)

5.2. Tổng khối lượng nhựa một lần bơm vào phải nhỏ hơn khối lượng nhựa có thể bơm vào của máy ép.

※ Ví dụ ta chọn máy ép 100 tấn của Tosiba có thể tích nhựa 1 lần bơm theo loại máy tiêu chuẩn (Y) là 78 cm3. Vậy với thể tích sản phẩm + xương keo phải nhỏ hơn 78cm3, nếu không sẽ dẫn đến thiếu liệu.
Trường hợp này nếu máy ép không phù hợp thì ta nên đổi sang máy ép lơn hơn.

Ngoài ra còn một số thông số khác mà người thiết kế cũng cần chú ý tới: khoảng cách đẩy pin, khoảng cách tiến vào của Nozzle, đường kính Nozzle, …

(*) Những thông số này thì máy ép nhựa nào cũng có. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế của mình thì máy móc ở Việt Nam đa số là máy cũ nên các sách hướng dẫn kèm theo hầu như đã không còn. Để biết được các thông số như trên thì tốt nhất là nên đo trực tiếp hoặc tham khảo ý kiến của người đứng máy.

Bạn có thể tham khảo tài liệu về thông số máy ép nhựa tại diễn đàn moldviet.com

(Cre: VipMoldViet)

SHARE